CẬP NHẬT BẢN TIN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

NHANH CHÓNG - CHÍNH XÁC

Tổng hợp tiềm năng thị trường bất động sản Đồng Nai

Xem thêm:

TỔNG QUAN VỀ ĐỒNG NAI 

Đồng Nai nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế phía Nam, là một trong những tỉnh có nền công nghiệp phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế được xếp vào loại đứng đầu cả nước.

Đồng Nai là được thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh cũ là Long Khánh và Biên Hòa. Đây là tỉnh đông dân thứ 5 cả nước sau TP.HCM, Hà Nội, Nghệ An và Thanh Hóa.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 

Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là 5.907,2 km². 

  • Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận 

  • Phía Tây giáp tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh 

  • Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 

  • Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng 

  • Phía Tây Bắc giáp Bình Phước 

Tỉnh được xem là một cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. 

Đồng thời, Đồng Nai là một trong 4 góc nhọn của Tứ giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bà Rịa – Vũng Tàu - Đồng Nai. 

Dân cư tập trung phần lớn ở Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành. Tỉnh lỵ của Đồng Nai hiện nay là thành phố Biên Hòa. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, với quy mô dân số tương đương với 2 thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ.

ĐỊA HÌNH 

Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và trung du với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam, với địa hình tương đối bằng phẳng. 

Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất chính, tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung gồm: 

  • Các loại đất hình thành trên đá bazan

  • Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét

  • Các loại đất hình thành trên phù sa mới.

 Trong tổng diện tích tự nhiên, 

  • Diện tích đất nông nghiệp chiếm 49,1%, 

  • Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 30,4%, 

  • Diện tích đất chuyên dùng chiếm 13%, 

  • Diện tích đất khu dân cư chiếm 2,1%, 

  • Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 5,4% 

Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa tương phản nhau là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm 25 – 27 °C, nhiệt độ cao cực trị khoảng 40 °C và thấp cực trị 12,5 °C và số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.700 giờ, độ ẩm trung bình luôn cao 80 – 82%. 

Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động, thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Tài nguyên khoáng sản khá phong phú về chủng loại như kim loại quý, kim loại màu, đá quý, nguyên liệu gốm sứ, vật liệu xây dựng, phụ gia xi măng, than bùn, nước khoáng và nước nóng.

GIAO THÔNG - KẾT NỐI 

Đồng Nai là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như Quốc lộ 1, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. 

VỀ ĐƯỜNG SẮT:

Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua Đồng Nai. Tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua dài 87,5 km với 8 ga: Biên Hoà, Hố Nai, Trảng Bom, Dầu Giây, Long Khánh, Bảo Chánh, Gia Ray và Trảng Táo. Tuyến đường sắt này là mạch máu giao thông quan trọng nối liền các tỉnh phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành. 

VỀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG:

Cảng hàng không quốc tế Long Thành là cửa ngõ đường hàng không vào Việt Nam cho khu vực Đông Nam Á và thế giới. Đây là sân bay quốc tế đang trong quá trình xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm khi hoàn tất cả 3 giai đoạn, đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai. Dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 năm 2025 với công suất 25 triệu hành khách. 

VỀ ĐƯỜNG BỘ:

Tỉnh Đồng Nai có 4 tuyến quốc lộ chính là Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, Quốc lộ 20, Quốc lộ 56. 

  • Chiều dài Quốc lộ 1 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (tính theo số Km là từ Km 1770 - Km 1802) dài 102 km, chạy qua thành phố Biên Hòa (chiều dài đi qua là 13 km), 2 huyện: Trảng Bom (chiều dài đi qua là 19 km), Thống Nhất (chiều dài đi qua là 8 km), thành phố Long Khánh (chiều dài đi qua là 15 km), huyện Xuân Lộc (chiều dài đi qua là 47 km). 

  • Chiều dài Quốc lộ 51 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (tính theo số Km là từ Km0 - Km 38), dài 38 km, chạy qua thành phố Biên Hòa, (chiều dài đi qua là 15 km) huyện Long Thành (chiều dài đi qua là 23 km) 

  • Chiều dài Quốc lộ 20 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (tính theo số Km là từ Km0 - Km 75) dài 75 km, chạy qua 3 huyện: Thống Nhất (chiều dài đi qua là 20 km), Định Quán (chiều dài đi qua là 26 km, Tân Phú (chiều dài đi qua là 29 km) 

  • Chiều dài Quốc lộ 56 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (tính theo số Km là từ Km0 - Km 18]], dài 18 km, chạy qua thành phố Long Khánh (chiều dài đi qua là 4 km), huyện Cẩm Mỹ (chiều dài đi qua là 14 km). 

Như vậy, các tuyến quốc lộ đều đi qua tất cả các địa phương của tỉnh trừ 2 huyện Vĩnh Cửu và Nhơn Trạch. 

  • Huyện Nhơn Trạch đang phát triển đô thị thành nên giao thông đang được hoàn thiện. 

  • Riêng huyện Vĩnh Cửu có khu bảo tồn thiên nhiên với các cánh rừng bạt ngàn được xem là lá phổi xanh của tỉnh, chính vì vậy mà hạn chế mở quốc lộ qua đây giúp góp phần bảo vệ sự trong lành của môi trường.

Bên cạnh đó, các tuyến cao tốc được chú trọng đẩy mạnh: 

  • Đầu năm 2015, đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây với chiều dài  gần 56km được thông xe toàn tuyến, hiện đang có kế hoạch nâng cấp và mở rộng thêm mỗi bên 2 làn xe. 

  • Theo quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam 2025-2030, trên địa bàn tỉnh sẽ có thêm 4 tuyến đường cao tốc mới gồm: 

    • Cao tốc Bến Lức - Long Thành: đang triển khai xây dựng 

    • Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây: đang triển khai xây dựng 

    • Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương

    • Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu 

Ngoài ra, Đường Vành đai 3: BĐS Nhơn Trạch được hưởng lợi rất lớn từ dự án đường Vành Đai 3. Đường Vành đai 3 TPHCM có tổng chiều dài gần 97,7km, đi qua địa phận các tỉnh, thành gồm Long An, Bình Dương, TP HCM và Đồng Nai; đề xuất quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp ở hai bên, vận tốc 100km/h, gồm 4 đoạn:

  • GĐ1: Đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, dài 34,3 km, đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai (đường Vành đai 3 Nhơn Trạch) và TP HCM.

  • GĐ2: Đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn (đường Vành đai 3 Bình Dương), dài 16,7km.

  • GĐ3: Đoạn Quốc lộ 22 – Bình Chuẩn dài 19,1km, đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và TP HCM.

  • GĐ4: Đoạn Bến Lức – Quốc lộ 22 dài 28,9km, đi qua TP HCM và tỉnh Long An.

VỀ ĐƯỜNG THUỶ:

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 3 khu cảng gồm có: 

  • Khu cảng trên sông Đồng Nai: gồm có các cảng là Cảng Đồng Nai, cảng SCTGAS-VN và cảng VTGAS (sử dụng bốc xếp hàng lỏng quy mô cho tàu 1000 DWT), Cảng tổng hợp Phú Hữu II, Cảng tại khu vực Tam Phước, Tam An

  • Khu cảng trên sông Nhà Bè – Lòng Tàu: gồm có cảng gỗ mảnh Phú Đông, cảng xăng dầu Phước Khánh, cảng nhà máy đóng tàu 76, cảng tổng hợp Phú Hữu 1, cảng cụm Công nghiệp Vật liệu xây dựng Nhơn Trạch, cảng nhà máy dầu nhờn Trâm Anh, cảng VIKOWOCHIMEX, cảng Sun Steel – China Himent

  • Khu cảng trên sông Thị Vải: gồm có cảng Phước An, cảng Phước Thái, cảng Gò Dầu A, cảng Gò Dầu B, cảng Super Phosphat Long Thành, cảng nhà máy Unique Gas

Đồng thời, hệ thống các cây cầu kết nối TP.HCM, TP. Thủ Đức với Đồng Nai dự kiến hoàn thành năm 2025 góp phần tạo cú hích cực mạnh cho Nhơn Trạch - Long Thành nói riêng và toàn tỉnh Đồng Nai nói chung phát triển mạnh mẽ. 

  • Cầu Cát Lái là một cây cầu bắc qua sông Đồng Nai, nối thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đã được đề xuất làm cầu vào tháng 1 năm 2020 dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2025 để thay thế giảm bớt tình trạng ùn tắc áp tắc giao thông tại phà Cát Lái và sự phát triển của huyện Nhơn Trạch sẽ phát triển nhanh chóng.

  • Cầu Nhơn Trạch: hay còn được gọi là cầu Quận 9 kết nối nối quận 9 TP. HCM và tỉnh Đồng Nai, có chiều dài dự kiến hơn 2km, rộng 19.5m và có 6 làn xe; tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2014. 

  • Cầu Phước Khánh: là 1 trong 2 cây cầu tĩnh không thông tàu lớn nhất Việt Nam, nằm trong dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành thuộc tuyến đường cao tốc Bắc Nam. Dự kiến khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần cải thiện hệ thống giao thông khu vực Nhơn Trạch- TP. Hồ Chí Minh. Cầu Phước Khánh bắc qua sông Lòng Tàu, kết nối Huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) và Huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh). Khi hoàn thành, cầu sẽ cho phép số lượng lớn tàu biển được cập bến TP. Hồ Chí Minh. Cầu Phước Khánh là cây cầu dây văng cao nhất Việt Nam, độ cao tĩnh không 55m. Dự án Cầu Phước Khánh có tổng phí đầu tư xây dựng lên đến 3500 tỷ đồng, có chiều dài 3,186km, chiều rộng 21,75m, trụ đứng chính cao 135m, các trụ còn lại có chiều cao ngang với các tòa nhà cao tầng. Cầu bao gồm 4 làn xe với vận tốc xe chạy tối đa khi cầu hoàn thành là 100km/h.

TÔN GIÁO 

Đồng Nai là một địa bàn đa tôn giáo với 13 tôn giáo khác nhau. Trong đó, Công giáo và Phật giáo là hai tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất. 

  • Công giáo: hơn 1 triệu người (chiếm khoảng 33% dân số toàn tỉnh) tập trung ở tp. Biên Hoà, huyện Trảng Bom, trải dài tới Xuân Lộc, Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú. 

  • Phật giáo: gần 500 nghìn người, 

  • Đạo Tin Lành: gần 45 nghìn người 

  • Đạo Cao Đài: khoảng 35 nghìn người, 

  • Ngoài ra còn có các tôn giáo khác như Hồi giáo Phật giáo hòa hảo, Bà La Môn…

Đồng Nai là địa phương có số người theo đạo Công giáo đông nhất cả nước (năm 2019).

KINH TẾ 

Kinh tế Đồng Nai luôn nằm trong top đầu cả nước. 

Quý I-2022, GRDP của tỉnh tăng hơn 6,1% và Đồng Nai trở thành địa phương tăng trưởng kinh tế cao nhất vùng Đông Nam bộ. 

Theo Cục Thống kê Đồng Nai, trong quý I-2022, tình hình kinh tế toàn cầu và Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt khó khăn nhưng kinh tế Đồng Nai vẫn đạt được một số thành tựu đáng kể. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm trước, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trên 4%, thương mại dịch vụ tăng gần 13%, xuất khẩu tăng gần 14%, tổng vốn đầu tư tăng gần 17%.

Đồng Nai là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Trong đó, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai. 

Đồng Nai có nhiều cụm công nghiệp nghề truyền thống và 35 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đi vào hoạt động như Long Thành, An Phước, Nhơn Trạch II, Biên Hòa II, Amata,...

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực: 

  • Công nghiệp - xây dựng chiếm 57,3%

  • Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 7,5%

  • Dịch vụ chiếm 35,2%

Kim ngạch xuất khẩu đạt 9,8 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ, thu ngân sách trên địa bàn đạt 22.641,2 tỷ đồng. đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 900 triệu USD, vốn đầu tư trong nước đạt 15.000 tỷ đồng... 

1. Công nghiệp phát triển mạnh: 

Đồng Nai là một trong những tỉnh phát triển công nghiệp hàng đầu của cả nước với 35 khu công nghiệp được quy hoạch với diện tích trên 12.055 ha, trong đó có 32 khu công nghiệp đã xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và thu hút được trên 84% diện tích đất cho thuê. Phần diện tích đất dành cho thuê còn lại trong các khu công nghiệp đang sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư. Đến nay, đã có trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh Đồng Nai với trên 1.545 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư trên 31 tỷ USD. 

Đồng Nai là tỉnh có nhiều khu công nghiệp thứ 2 cả nước, chỉ sau Long An (36 khu công nghiệp). 

TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP 

Đồng Nai và Bình Dương là hai tỉnh miền Đông Nam Bộ có nghề nghiệp truyền thống nổi tiếng là gốm sứ. Sản phẩm gốm sứ của Đồng Nai có nhiều loại và không giống như các sản phẩm gốm sứ truyền thống khác ở miền Bắc và miền Trung. Phương pháp nghệ thuật tạo hoa văn cho sản phẩm của gốm sứ Đồng Nai là kết hợp giữa khắc nét chìm và trổ thủng sản phẩm gốm rồi quét men nhưng không có sự phân biệt nước men và màu ve. 

Ngoài ra, Đồng Nai còn có nhiều nghề nghiệp thủ công nghiệp truyền thống như đan lát, mây tre lá nhờ nguồn tài nguyên là các rừng lá buông của địa phương, các làng nghề khác như bánh đa, hủ tíu, gò thùng thiếc làng Kim Bích. 

Gia công đồ mỹ nghệ, làm các sản phẩm từ gỗ công nghệ, chế biến nông sản, sản xuất gạch ngói, đúc đồng, đúc gang... là những ngành nghề truyền thống nổi tiếng của Đồng Nai. 

2. Tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp: 

Về nông nghiệp, Đồng Nai là thủ phủ sản xuất chè, cà phê, ca cao, cam, bưởi, quýt, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt,... 

Đất canh tác nông nghiệp tại Đồng Nai khá phong phú với nhiều loại đất tốt, chiếm phần lớn diện tích, thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới có giá trị kinh tế cao. 

  • Diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn trái là trên 190.000 ha, các loại cây trồng chủ yếu là cao su, điều, cà phê, tiêu, xoài, bưởi. Trong đó Bưởi Tân Triều của Đồng Nai là đặc sản nổi tiếng và đăng ký thương hiệu. 

  • Bên cạnh các loại cây lâu năm, diện tích đất trồng cây hàng năm trên 60.000 ha. Đồng Nai là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất thức ăn chăn nuôi và số trang trại chăn nuôi quy mô công nghiệp, là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến thực phẩm. 

Đồng Nai là tỉnh có đàn lợn lớn nhất cả nước với gần 1 triệu con, và có đàn trâu bò lớn thứ 2 với 185.000 con. Đồng Nai là tỉnh đầu tiên của cả nước mà 100% xã, huyện, thành phố đều đạt chuẩn nông thôn mới. Vì vậy nông nghiệp Đồng Nai phát triển mạnh mẽ, là nguồn cung hàng hoá cho các khu vực lân cận và xuất khẩu. Đây là tỉnh có sản lượng nông nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ và là một trong những tỉnh sản xuất ra khối lượng nông sản lớn nhất Việt Nam. 

3. Thương mại tăng trưởng nhanh: 

Đồng Nai xuất khẩu chủ yếu các loại sản phẩm nông nghiệp như mủ cao su sơ chế, cà phê, lạc nhân, hạt điều nhân, bắp, thực phẩm chế biến, một số sản phẩm công nghiệp như giày dép các loại, hàng dệt may, sản phẩm gỗ, sản phẩm chất dẻo, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm gốm sứ; dây điện và dây cáp điện... Nhập khẩu chủ yếu là các loại vật tư nguyên liệu như phân bón, xi măng, sắt thép xây dựng, phụ tùng thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất, hóa chất và các sản phẩm hóa chất, xăng dầu các loại... 

4. Các dịch vụ phục vụ và du lịch nhiều tiềm năng: 

Bên cạnh tiềm năng phát triển về công nghiệp, nông nghiệp, Đồng Nai còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa –nhân văn; có nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ như: Vườn quốc gia Cát Tiên, núi Chứa Chan, sông Đồng Nai, hồ Trị An, Thác Mai – Bàu nước sôi, 57 di tích được công nhận cấp quốc gia, cấp tỉnh và 1500 di tích phổ thông khác... Là điều kiện rất lý tưởng cho các nhà đầu tư phát triển nhiều loại hình du lịch như: sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí, nghiên cứu, khám phá, văn hóa... 

Đây là một thế mạnh của Đồng Nai so với các địa phương khác trong việc thu hút các nhà đầu tư du lịch. Ngoài ra, Đồng Nai đang phát triển nhanh các dự án nhà ở, khách sạn, bệnh viện, trường học, các dịch vụ tài chính ngân hàng, các dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, siêu thị, sân golf ... đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư.

ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG 

1. Thác Đá Hàn

Địa chỉ: Tổ 15 – Ấp 5, Sông Trầu, Sông Trầu, Trảng Bom, Đồng Nai

Giá vé vào cổng: 50-100k/người 

Nằm cách TP HCM khoảng 70 km, khu du lịch thác Đá Hàn là một trong những điểm mới lạ để cho các bạn trẻ tới khám phá. Với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ khó cưỡng, thác nước hữu tình điểm thêm vườn trái cây trĩu quả. Với những bạn yêu thích đi phượt thì địa điểm này hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng để dã ngoại, cắm trại những ngày cuối tuần. Tại đây có dịch vụ cho thuê chòi nghỉ chân, thuê lều, xe đạp địa hình, đua xe ô tô offroad, hồ bơi, câu cá. 

2. Làng du lịch Tre Việt

Địa chỉ: 25 Phan Văn Đáng, Phú Hữu, Nhơn Trạch, Đồng Nai.

Giá vé: 50k/người 

Làng du lịch Tre Việt hay còn gọi là khu du lịch sinh thái The Bamboo là một trong những địa điểm vui chơi “sốt xình xịch” chỉ cách Sài Gòn có 15km. Tại đây với nhiều trò chơi hấp như chèo thuyền kayak, thuyền thúng, du thuyền bamboo, đạp xe trên sông hay vượt chướng ngại vật,…

3. Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên

Địa chỉ: Tân Phú, Đồng Nai

Giá vé vào cổng: 60.000đ/ người

Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm cách thành phố Sài Gòn 150km về hướng Bắc. Nếu bạn là người yêu thiên nhiên, thích đi khám phá các loại động thực vật tự nhiên thì quanh đây có rất nhiều khách sạn huyện Tân Phú rất thuận tiện cho bạn tham quan, du lịch và không thể bỏ qua vườn quốc gia Cát Tiên rồi. Nơi đây là một trong 6 khu dự trữ sinh quyển của thế giới được UNESCO công nhận.

4. Khu du lịch Bửu Long

Địa chỉ: Huỳnh Văn Nghệ, Kp4, Bửu Long, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Giá vé: 60-120k/người 

Khu du lịch Bửu Long là một trong những địa điểm hấp dẫn của Đồng Nam. Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km nên bạn dễ dàng tới đây nghỉ dưỡng  vào những ngày cuối tuần.Nơi đây được mệnh danh là Vịnh Hạ Long thu nhỏ với núi cao, hồ rộng tạo nên một khung cảnh hoang sơ tuyệt đẹp. Thư giãn bên hồ nước xanh biếc hay là ngồi trên thuyền thiên nga đi dạo quanh hồ để xua tan đi mọi mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày.

5. Khu du lịch Vườn Xoài

Địa chỉ: 537 Đinh Quang Ân, Ấp Tân Cang, Xã Phước Tân, Biên Hòa, Đồng Nai

Giá vé vào cổng: 50-100k/người 

Khu Du Lịch Sinh Thái Vườn Xoài là địa điểm du lịch Đồng Nai hấp dẫn với thiên nhiên trong lành và nhiều trò chơi mới lạ hấp dẫn như cưỡi đà điểu, trượt cỏ, cưỡi voi Tây Nguyên, Bắn Súng sơn, câu cá sấu, Kayak, chèo thuyền thúng.

6. Thác Giang Điền

Địa chỉ: 104/4 Ấp Hòa Bình, Xã Giang Điền,, Giang Điền, Trảng Bom, Đồng Nai

Giá vé vào cổng: từ 115K – 500k

Thác Giang Điền là địa điểm thu hút rất nhiều bạn trẻ và các gia đình kéo nhau về đây tổ chức cắm trại, tắm thác và tổ chức ăn uống. Với khung cảnh hoang sơ được bao bọc bởi những hàng cây xanh, tảng đá giúp bạn hòa mình vào với thiên nhiên xanh mát, tránh xa cái không khí náo nhiệt nơi thành thị.

7. Khu du lịch Bò Cạp Vàng

Địa chỉ: Phước Khánh, Nhơn Trạch, Đồng Nai

Giá vé vào cổng: 100-220k/người 

Với diện tích lên tới 0,6 hécta, Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng được xem là một địa điểm du lịch “xanh” của tỉnh Đồng Nai, một trong những khu du lịch sinh thái đậm nét miền quê sông nước Nam Bộ. Các dịch vụ ăn uống, vui chơi, các khách sạn Đồng Nai đây đủ, là điểm dã ngoại cuối tuần thú vị của người dân ở các vùng lân cận.

8. Núi Chứa Chan

Địa chỉ: huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

Núi Chứa Chan có tên gọi bắt nguồn từ tiếng Chăm là Chơk Chăn (có nghĩa là núi non), hay có tên gọi khác là núi Gia Ray, Gia Lào. Đây là ngọn núi cao thứ 2 cùng vùng Nam Bộ với độ cao 800m so với mặt nước biển.

Khi leo lên tới nơi bạn sẽ được hòa mình với thiên nhiên mát lành hay đơn giản chỉ là cảm súc vỡ òa vui sướng khi chinh phục được đỉnh núi. Với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, địa điểm này hứa hẹn sẽ đem lại cho bạn những bức ảnh đẹp nhất.

9. Văn miếu Trấn Biên

Địa chỉ: Bửu Long, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Văn miếu Trấn Biên là một trong những di tích quốc gia của Việt Nam. Một trong những văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong. Được xây dựng theo lối kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Hà Nội với mục đích nhằm tôn vinh Khổng Tử, vinh danh các danh nhân văn hóa nước Việt và làm nơi đào tạo nhân tài. Cho đến nay văn miếu đã hơn 300 tuổi.

TOP 5 LÝ DO ĐỒNG NAI LÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN SÁNG GIÁ KHU VỰC PHÍA NAM 

Hầu hết các chuyên gia bất động sản đều cho rằng: bất động sản Đồng Nai sẽ tiếp tục tăng có  xu thế phát triển mạnh trong tương lai, nhất là khi Dự án Sân bay Long Thành và các dự án hạ tầng khác đang được triển khai. Dưới đây là top các lý do khiến Đồng nai được đánh giá là thị trường bất động sản sáng giá

1. Kinh tế phát triển năng động

Kinh tế Đồng Nai luôn nằm trong top đầu của cả nước với hệ thống khu công nghiệp lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đồng Nai có dân số đông, mức sống tăng nhanh và nhiều dự án công nghiệp đổ về, hứa hẹn tạo ra đà bật mạnh cho giá đất 

2. Hạ tầng đồng bộ, được chú trọng phát triển 

Hiện nay, Đồng Nai luôn chú trọng xây dựng các trục đường chính để kết nối Đồng Nai với các tỉnh thành phố xung quanh. Đặc biệt, có tuyến đường sắt đi ngang xấp xỉ 100km. Đây là yếu tố quan trọng khi đầu tư vào bất động sản Đồng Nai. Ngoài ra, khi có chủ trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường Vành đai 3 và cầu Cát Lái nối Quận 2 với Nhơn Trạch, tạo bước đệm cho bất động sản trong tỉnh Đồng Nai phát triển.

Khoảng 5 năm nữa, nhờ câu cầu này, bất động sản Nhơn Trạch nói riêng và Đồng Nai nói chung sẽ cất cánh và đây là cơ hội cho nhà đầu tư. Kỳ vọng các cơ quan chức năng sẽ thúc đẩy dự án đúng tiến độ. Tỉnh Đồng Nai có tổng cộng 55 dự án nhà ở cung cấp gần 30.200 căn/nền trên thị trường lẫn sơ cấp và thứ cấp. Trong đó, thị trường thứ cấp chiếm lĩnh tổng nguồn cung của Đồng Nai với khoảng 27.600 căn/nền, hơn 90% tổng nguồn cung trong khi đó số lượng nguồn cung hiện hữu trên thị trường sơ cấp chỉ khoảng 2.600 căn/nền.

Thị trường bất động sản Đồng Nai phân thành 3 nhóm:

  • Nhóm 1 đã tiếp cận và gắn liền không gian với khu đô thị hiện có là thành phố Biên Hòa, Long Thành, Trảng Bom, cùng với Long Khánh, (Nhơn Trạch chưa có thị trấn). 

  • Nhóm 2 là vùng ngoại ô của những thị trấn, đô thị thì phải đầu tư từ 5-7 năm. 

  • Nhóm thứ ba là đầu tư các dự án xung quanh sân bay Long Thành, tổng quy mô 21.000ha nhưng chưa có quy hoạch. Dưới góc độ cá nhân, ông Lâm cho rằng, nhóm 1-2 là hiệu quả nhất, thu lợi ngay, còn nhóm 3 thì phải dài hơi hơn vì chưa có quy hoạch, chưa có định hướng.

3. Quy hoạch bài bản, đón sóng đầu tư

Vừa qua, Đồng Nai đã phê duyệt quy hoạch hơn 68 nghìn ha đất để phát triển các vùng đô thị lớn trên địa bàn tỉnh. 2 mũi nhọn của tỉnh là thành phố Biên Hòa sẽ dành 95,6% diện tích và thành phố Long Khánh dành hơn 46% diện tích đất để phát triển đô thị.

4. Sức ép tại các thành phố lớn - khách quan tiềm năng bất động sản Đồng Nai phát triển

Tại hội thảo “Đô thị sinh thái thông minh – Giải pháp sống xanh bền vững” diễn ra ngày 7/12 ở TP HCM, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa – Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển TP HCM đã phân tích về thị trường bất động sản thành phố cũng như các vùng lân cận. Ông Hòa nhận định TP HCM cũng giống như bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới, đều có ngưỡng phát triển được giới hạn về tài nguyên nước, không khí, hạ tầng, đất đai. Trong khi đó, tình hình dân cư phân bổ không đều, chủ yếu tập trung vào lõi trung tâm ngày càng gia tăng, gây sức ép lớn đến hạ tầng kỹ thuật, môi trường… Theo đó, việc giãn dân cư đô thị ra các khu vực lân cận cần triển khai trong bối cảnh quỹ đất ở lõi trung tâm dần cạn kiệt, hạ tầng quá tải. Hiện thành phố bắt đầu thực hiện các quy định khắt khe hơn với các dự án trong khu vực lõi trung tâm và có phương án mở rộng phát triển ra phía Đông Bắc (khu vực Củ Chi, Tây Ninh) và Tây Bắc (quận 2, quận 9, Thủ Đức và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu).

5. Các ông lớn đổ bộ vào thị trường Đồng Nai 

Sự phát triển của kinh tế, hạ tầng Đồng Nai đang thổi luồng gió mới vào thị trường bất động sản, là 1 trong những nguyên nhân tạo nên tiềm năng bất động sản Đồng Nai. Nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước như Novaland, Tín Nghĩa, Đất Xanh, PN Holding, Keppel Land, Swan City… đều đang săn tìm quỹ đất và triển khai dự án tại Đồng Nai khiến thị trường trở nên sôi động.

  • Novaland với dự án Aqua City: Đô thị sinh thái thông minh Aqua City toạ lạc tại phía Đông TP.HCM do Tập đoàn Novaland đầu tư và phát triển, với quy mô hơn 1000 ha cùng với lợi thế đối diện Vinhomes Quận 9 cùng sông nước thơ mộng bao quanh với tiện ích “bậc nhất - lớn nhất - đẳng cấp nhất” nhờ được quy hoạch đồng bộ, hoàn chỉnh.
  • Tập đoàn DIC với dự án DIC Wisteria City: hình thành trên quỹ đất có tổng quy mô 332 ha, ở X.Long Tân và X.Phú Thạnh, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai. Đây được xem trọng điểm của chủ đầu tư DIC Corp, Dự án này còn được ví như “ Viên Ngọc Rồng” của khu vực. Đặc biệt hơn DIC Wisteria City được thừa hưởng toàn bộ mạng lưới giao thông huyết mạch của Tỉnh.
  • Tổng CT Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) với dự án HUD Nhơn Trạch: quy mô 223ha tại Long Thọ, Nhơn Trạch
  • Ecopark với dự án Ecopark Nhơn Trạch (Đại Phước, huyện Nhơn Trạch) quy mô 55h. 
  • Kim Oanh với dự án Century City: toạ lạc tại Đường DT769 thuộc xã Bình Sơn, Long Thành, Đồng Nai, với quy mô 49,8ha. 
  • Tây Hồ với dự án ID Junction: là dự án khu đô thị được quy hoạch trên quỹ đất vàng 40,7ha tại khu vực thị trấn Long Thành, nằm ở trung tâm giao thương mới của miền Nam, mở ra các cơ hội kết nối giữa các tỉnh thành, nội địa và Quốc tế.
  • Đất Xanh với dự án Gem Sky World: sở hữu vị trí " vàng " tọa lạc tại mặt tiền Quốc Lộ 51, Xã Long Đức, Long Thành, Đồng Nai với quy mô 92ha. 
  • Tập đoàn SwanCity với 2 dự án: dự án biệt thự cao cấp SwanBay trên đảo Đại Phước quy mô 464,5ha và dự án nhà phố Swan Park (Long Tân, Nhơn Trạch) quy mô 941,5ha. 
  • PNR Holding với dự án PNR Stella:  tọa lạc tại Xã Bắc Sơn thuộc huyện Trảng Bom của tỉnh Đồng Nai, quy mô 32ha. 
  • Tiến Lộc Group với dự án Tiến Lộc Garden (Long Thọ, Nhơn Trạch): toạ lạc tại cung đường Nguyễn Văn Ký (28m) chạy thẳng vào cổng chính sân bay quốc tế Long Thành, quy mô 19,02ha.
Nếu bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thị trường Đồng Nai, vui lòng gọi ngay hotline để được Team Novazon hỗ trợ: 0933123088

Contact
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi
Email: admin@novazon.vn
0933.123.088
Hoặc
Để lại số ĐT, chuyên viên Novazon sẽ liên hệ lại

Tin tức liên quan